da mặt bị ngứa và sần sùi

Da mặt bị ngứa và sần sùi: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Làm đẹp

Da mặt bị ngứa và sần sùi xảy ra ở bất cứ ai. Tình trạng này khiến làn da mất thẩm mỹ, người mắc tự ti trong công việc, học tập. Do đó, để điều trị đúng cách và hiệu quả, chúng ta cần phải xác định được đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng da bị ngứa nổi sần.

>>> Xem thêm: Lợi ích khi rửa mặt bằng nước vo gạo

Da mặt bị ngứa và sần sùi là thế nào?

Da mặt bị khô sần và ngứa là tình trạng xuất hiện các vết mẩn đỏ, trông giống như triệu chứng bệnh mề đay, mụn viêm hoặc phát ban. Khi dùng tay trực tiếp sờ lên các vùng da tổn thương, ta cảm nhận được rõ ràng sự sần sùi của những nốt mụn này. Hơn nữa, từ những vết mụn, tình trạng da mặt ngứa nổi sần cũng khiến người mắc khó chịu.

Da mặt sần sùi, ngứa ngáy có biểu hiện thế nào

Biểu hiện da mặt bị ngứa và sần sùi

Da mặt ngứa, sần sùi khá dễ nhận biết bởi các triệu chứng điển hình sau:

  • Làn da khô ráp, thiếu sức sống, bong tróc da và không mịn màng.
  • Người mắc sẽ có cảm giác rát trên da.
  • Có những trường hợp làn da nổi các mụn nhỏ li ti nhưng cũng có khi là mụn bọc lớn rất mất thẩm mỹ.
  • Nhiều người còn phải đối mặt với tình trạng nổi ban đỏ, bỏng nước.
  • Làn da sau thời gian bị ngứa mà không được điều trị kịp thời, đúng cách rất dễ dẫn đến nhăn nheo, thâm nám và lão hóa.

Nguyên nhân da mặt sần sùi và ngứa

Có nhiều nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa và sần sùi. Dưới đây là một số các tác nhân chính khiến làn da bị ngứa và nổi sần.

Mặt bị ngứa nổi sần có thể do cơ thể thiếu nước

Khi cơ thể bị thiếu hụt nước nghiêm trọng, các liên kết này sẽ bị tổn thương do da mất đi độ ẩm. Hơn nữa, khi thiếu nước, các tuyến bã nhờn cũng kém hoạt động. Lipid trong tế bào vì thế mà bị kìm hãm phát triển. Tình trạng khô da, xuất hiện các nốt sần sùi kèm theo sự ngứa ngáy sẽ khiến người mắc cảm thấy khó chịu.

Da mặt bị ngứa nổi sần do sự thay đổi đột ngột của thời tiết

Da mặt bị ngứa và sần sùi có thể là do sự thay đổi thất thường của thời tiết. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều bệnh nhân mỗi khi thời tiết chuyển đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại từ lạnh sang nóng là da mặt bị ngứa và nổi sần.

Thay đổi thời tiết khiến da mặt nổi sẩn và ngứa
Thay đổi thời tiết khiến da mặt nổi sẩn và ngứa

Việc dị ứng với thời tiết khiến người bệnh có hiện tượng da bị mẩn đỏ và ngứa rát. Nó có thể lây lan từ những vùng da bị bệnh sang các vùng da khỏe mạnh khác. Bệnh do nguyên nhân thời tiết nên có thể tái phát hàng năm. Nhiều khi ảnh hưởng đến cả công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Thay đổi nội tiết trong cơ thể gây da mặt bị khô sần và ngứa

Nội tiết tố trong cơ thể sẽ có những thời điểm thay đổi nồng độ khác nhau, nhất là ở phụ nữ. Nội tiết tố mất cân bằng sẽ khiến làn da bị ảnh hưởng, làm lượng nước dưới da tích trữ giảm hơn so với bình thường. Vì thế, triệu chứng điển hình là da mặt bị khô sần và ngứa.

Dị ứng hóa mỹ phẩm khiến da mặt nổi sần và ngứa

Da mặt ngứa nổi sần do dị ứng với các loại hóa mỹ phẩm cũng là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Các sản phẩm kém chất lượng được sản xuất tại những đơn vị không có tên tuổi, không được kiểm định chất lượng có khả năng gây kích ứng da cao. Nó là nguyên nhân gây nên tình trạng da mặt bị ngứa và sần sùi.

Cách chăm sóc da mặt bị ngứa nổi sần hiệu quả

Để chăm sóc tốt cho da và đẩy lùi tình trạng mặt ngứa nổi sần, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Sử dụng những mẹo dân gian

Một số cách chữa dân gian được cho là hiệu quả trong việc điều trị da mặt nổi sần đỏ và ngứa. Do đó, các bạn có thể tham khảo, áp dụng ngay tại nhà.

Đắp mặt nạ tự nhiên

Nhiều người đã tin dùng việc đắp mặt nạ tự nhiên để chữa các bệnh ngoài da. Lý do là các nguyên liệu thiên nhiên có bản chất lành tính, ít tác dụng phụ, phù hợp với cả những làn da nhạy cảm. Do đó, độ an toàn cho việc cải thiện tình trạng bị ngứa da mặt sần sùi là rất cao.

Biện pháp 1: Đắp mặt nạ trứng gà và chanh

  • Lấy phần lòng đỏ trứng gà trộn chung với một thìa nước cốt chanh. Đánh đều tay cho hai thành phần hòa vào nhau.
  • Rửa sạch da mặt bằng nước ấm. Sau đó, thoa đều hỗn hợp trứng gà và chanh vừa trộn lên mặt. Để khoảng 15 phút thì rửa sạch lại bằng nước lã.

Đắp mặt nạ trứng gà và chanh cải thiện bệnh hiệu quả
Đắp mặt nạ trứng gà và chanh cải thiện bệnh hiệu quả

Mỗi tuần, các bạn nên chịu khó đắp loại mặt nạ này khoảng 2 lần để tình trạng da mặt bị ngứa và sần sùi được cải thiện nhanh nhất.

Biện pháp 2: Đắp mặt nạ cám gạo với sữa tươi không đường

  • Trộn 2 thìa cám gạo cùng với một lượng sữa tươi không đường vừa đủ, sao cho tạo ra hỗn hợp sền sệt để đắp lên mặt.
  • Rửa sạch sẽ mặt bằng nước ấm. Có thể dùng khăn sạch để lau bớt nước còn đọng lại.
  • Sau đó, thoa lên mặt một lớp mỏng hỗn hợp bột cám gạo và sữa tươi. Để nguyên trong vòng 30 phút rồi rửa lại bằng nước mát.

Thực hiện đắp mặt nạ cám gạo sữa tươi khoảng từ 2 đến 3 lần một tuần sẽ cải thiện tốt tình trạng da mặt bị khô ngứa.

Tẩy tế bào chết trên da mặt

Tẩy tế bào chết cho da cũng là việc nên làm để làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn tại sâu lỗ chân lông. Từ đó, giúp da thông thoáng, hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.

Sử dụng thuốc Tây y trị da mặt bị ngứa và sần sùi

Nếu như tình trạng da mặt khô ngứa diễn biến nặng, các bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc.

  • Thuốc bôi ngoài da: Những loại thuốc bôi ngoài da được sử dụng trực tiếp lên các vùng da mặt bị tổn thương. Các hoạt chất trong thuốc ngấm sâu vào các lớp biểu bì, từ đó cải thiện tình trạng da mẩn đỏ và ngứa ngáy.

Thuốc Tây chữa các vấn đề về da
Thuốc Tây chữa các vấn đề về da
  • Thuốc có chứa thành phần corticoid: Hoạt chất corticoid được biết đến với công dụng kháng khuẩn, chống viêm. Do đó, sử dụng thuốc có thành phần là hoạt chất này sẽ hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng khiến da mặt bị ngứa và sần sùi.
  • Thuốc kháng sinh histamin: Đây là dòng thuốc được chỉ định nhiều nhất trong việc điều trị bệnh. Thuốc có tác dụng nhanh, cắt cơn ngứa và làm giảm mờ các nốt sần đỏ trên mặt hiệu quả.

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc Tây y trong điều trị tình trạng da mặt ngứa và khô có thể có các tác dụng phụ nguy hiểm. Chúng có thể gây nên các cơn mệt mỏi, buồn ngủ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Dùng lâu còn có thể suy giảm sự tập trung của người bệnh. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân bị teo da, bị sẹo rỗ do dùng thuốc Tây y để điều trị bệnh.

Do vậy, các bệnh nhân khi có biểu hiện bệnh như da mặt khô ngứa cũng không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn. Đặc biệt là phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ cần phải hết sức thận trọng khi quyết định sử dụng thuốc.

Sử dụng thuốc Đông y

Trong Đông y, tình trạng da mặt bị khô ngứa rát là do các chứng bệnh phong hàn, phong nhiệt, phong thấp gây nên.

Đông y thường sử dụng những loại kháng sinh thực vật như kim ngân cành, diệp hạ châu, hạ khô thảo hoặc bồ công anh… Những loại kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên này rất lành tính, an toàn và phù hợp với cơ địa của người châu Á.

Thuốc đông y điều trị da mặt sần sùi kèm theo ngứa ngáy
Ngoài ra, tùy từng mức độ ngứa nổi sần mà những vị thuốc trong mỗi bài thuốc sẽ khác nhau. Vì thế, để điều trị hiệu quả, an toàn, các bạn cần đi thăm khám để được bác sĩ kê đơn chuẩn xác nhất.

>>> Xem thêm: Máy đạp xe tại nhà Toshiko nâng cao sức khỏe

Trên đây là những thông tin cơ bản về hiện tượng da mặt bị ngứa và sần sùi. Hy vọng với các kiến thức này, các bạn sẽ có kinh nghiệm để điều trị cũng như phòng ngừa an toàn nhất, giúp làn da luôn khỏe mạnh, mịn màng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *